Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Vì sao bạn mãi không thành công

Bạn có biết vì sao tỉ lệ những người thành công lại thấp không? Bởi để thành công không phải là điều đơn giản. Để đạt được ngưỡng mà cả thiên hạ đều muốn thì bạn cũng phải rèn luyện gấp nhiều lần người khác. Vì lẽ đó, nếu thấy mình mãi làm bạn với "mẹ của thành công" thì hãy thử xem bạn có mắc phải những lí do này không nhé!
Bạn luôn trì hoãn
Cái giá phải trả cho sự trì hoãn chính là bạn sẽ không bao giờ bắt đầu được công việc. Không bắt đầu thì còn hỏi "thành công ở đâu" ư?

Quy luật "ý định giảm dần" nói rằng nếu bạn không hành động ngay khi có ý tưởng và cảm xúc đang dâng trào thì sự cấp thiết sẽ giảm dần. Và càng đợi lâu thì bạn càng khó có thể hoàn thành công việc.
Hãy bắt đầu "tuyên chiến" với sự trì hoãn trong bạn. Bằng cách ý thức được bạn đang ở trong trận chiến không hồi kết với nó thì bạn đã chiếm ưu thế rồi.
Bạn sợ bị chỉ trích
Nếu bạn đang trên đà làm được thứ gì đó tuyệt với thì hãy chuẩn bị tâm lí cho hàng loạt chỉ trích và căm ghét sắp tới. Hãy học cách tiếp thu và loại bỏ những phê bình nào mà bạn thấy cần bỏ qua. Không phải tất cả những lời chỉ trích đều hữu dụng.
Trong bất kì trường hợp nào, đừng để nỗi sợ bị phê bình khiến bạn phải ngừng việc mình đang làm. Bạn không cần phải làm vừa lòng ai cả. Đó chắc chắn sẽ là con đường dẫn tới thất bại. Đây là nhiệm vụ của bạn, cuộc đời của bạn, hãy tự quyết định.
Bạn sợ thất bại
Thất bại là hoàn toàn cần thiết. Nếu không có thất bại bạn thậm chí sẽ chẳng biết thành công là như thế nào. Nếu chưa sẵn sàng với những bài học mà cuộc đời đem đến cho bạn thì tốt nhất là đừng làm. 
Có chút sợ hãi là điều hiển nhiên khi bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, chỉ cần đừng quá hoảng sợ đến nỗi nhát gan, không dám thử thách. Bởi vì điều quan trọng không phải là bạn thất bại bao nhiêu hay thất bại lớn tới đâu mà là bạn có sẵn sàng đứng dậy để làm lại hay không. 
Bạn quá lười biếng
Nếu bạn đang làm cùng một lượng công việc như những người xung quanh nghĩa là bạn đang lười. Đây là một thế giới đầy cạnh tranh và nếu bạn muốn nổi bật hơn cả, bạn phải làm chăm chỉ gấp đôi hay thậm chí gấp nhiều lần người khác. 
Bạn thiếu sự kiên trì
Kiên trì đặc biệt quan trọng đối với thành công. Hãy phát triển thói quen đó mọi lúc, cho dù bạn có cảm thấy nó hay không. Tự đặt ra cho mình những mục tiêu và đảm bảo hoàn thành nó. Sự kiên trì của bạn được bao nhiêu thì thành công sẽ đến với bạn sớm bấy nhiêu.
Cảm ơn bạn đọc hãy tham khảo thêm http://thaouyenn92.blogspot.com/

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Bình tĩnh khi căng thẳng không phải ai cũng làm được

Trong cuộc sống, hầu hết ai cũng từng rơi vào tình trạng căng thẳng và nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày do áp lực từ công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ khác. Khi ấy áp lực sẽ khiến mọi người mất bình tĩnh. Và điều chúng ta cần làm là giữ bình tĩnh để thư giãn bản thân. Bài viết này chỉ ra một số cách khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để tâm trạng tốt hơn khi rơi vào tình trạng căng thẳng

Hãy dành ra 5 phút để trấn tĩnh sự căng thẳng: ngồi xuống, duỗi thẳng hai tay và giữ nhịp thở ổn định. Đôi lúc, tất cả những gì bạn cần khi cơn stress kéo đến chỉ là vài phút bình tĩnh, hoàn toàn không nghĩ ngợi. Sau đó có thể nạp lại năng lượng cho tinh thần và tiếp tục công việc của mình.
 
Đối diện với áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng “không quá khó khăn như mình nghĩ”. Bỏ đi những gì đang làm bạn căng thẳng, lùi lại một bước, đừng quá đặt nặng vấn đề sẽ thấy hiệu quả hơn.
 
Ngoài ra, một khi bạn đã quá mệt mỏi thì bỏ đi ra ngoài sẽ là một ý tưởng hay. Theo nghĩa đen, nó giống như việc bạn đang dạo bộ. Dạo bộ tốt cho cơ thể, thể chất khá cũng hỗ trợ phần nào cho mặt tinh thần. Bên cạnh đó, việc ở lì trong môi trường đang gây áp lực chỉ khiến căng thẳng kéo dài hơn mà thôi. Ra ngoài đi bộ hoặc tập vài bài thể dục nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn.
 
Là người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thì khi tổn thương tinh thần, cách đơn giản nhất là làm những hành động đơn giản, thậm chí có vẻ  “kỳ quặc”  để giải tỏa. Việc này có thể ngăn chặn sự ức chế của các dây thần kinh và tâm trạng sẽ dần dần dịu lại. Thử phân tán sự tập trung bằng những trò cười để giảm căng thẳng.
 
Cuối cùng, một phần nguyên nhân gây căng thẳng là do chúng ta cảm thấy không kiểm soát được những bất lợi đang diễn ra. Nếu vậy, bạn cần đưa ra quyết định phải làm thế nào để điều khiển tình hình. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang giải quyết vấn đề chứ không phải hoảng loạn vì nó. Sau khi suy xét và nhìn nhận cụ thể tình hình, bạn sẽ bình tĩnh và thông qua chúng dễ dàng hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Làm sao để có việc làm thêm hiệu quả cho các bạn sinh viên

Tìm việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cho cuộc sống và nâng cao kiến thức cùng kỹ năng xã hội luôn là một giải pháp yêu thích của các bạn sinh viên năng động. Nhưng không phải ai cũng biết cách tìm việc làm thêm hiệu quả để hỗ trợ cho quá trình làm việc của mình sau này, đơn giản các bạn chỉ tìm một công việc để kiếm thêm thu nhập chứ không tập trung vào tương lai nghề nghiệp của mình.


Để giúp các bạn sinh viên tìm được một việc làm thêm tốt hơn hiệu quả hơn, hỗ trợ cho nghề nghiệp của mình sau này careerlink.vn xin được giới thiệu đến các bạn 3 bí quyết tìm việc làm thêm hiệu quả giúp bạn lựa chọn cho bản thân mình một việc làm bán thời gian tốt hỗ trợ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình sau này cũng như giúp bạn nâng cao thu nhập trang trải chi phí học tập và cuộc sống tốt hơn.
1. Hãy chọn công việc phù hợp với ngành học của mình:
- Bí quyết tìm việc làm thêm hiệu quả đầu tiên cho bạn chính là hãy tìm một công việc phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang học. Vì sao vậy? Tìm việc làm đúng chuyên ngành sẽ rất có lợi cho bản thân bạn sau này, được làm việc đúng chuyên môn bạn sẽ tích luỹ được rất nhiều kỹ năng kinh nghiệm nghề nghiệp quan trọng và cần thiết cho bản thân từ những người đi trước.
- Hơn nữa, khi tốt nghiệp ra trường, hồ sơ xin việc của bạn sẽ đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng vì bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm làm việc cho chuyên ngành học của mình.
- Do đó, khi quyết định lựa chọn một công việc làm thêm nào đó, hãy xem xét kỹ càng rằng nó có liên qua đến ngành học hiện tại của bạn hay không nếu không   viết  ngay một lá đơn xin nghỉ việc  và xem  nó có mang lại lợi ích gì cho nghề nghiệp sau này của bạn không nhé.
2. Làm thêm nhưng không ảnh hưởng đến việc học của bạn:
- Làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm làm việc là tốt, nhưng đừng say mê quá mà khiến việc học tập của bạn bị ảnh hưởng sau này.
- Khi quyết định làm một việc gì đó bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và sắp xếp thời gian hợp lý để tránh phải bỏ những buổi học để đi làm thêm công việc nhé.
- Nếu lịch học của bạn quá kín cả sáng và chiều như các bạn học chuyên ngành CNTT, thì  hãy đăng ký làm công việc công tác viên viết bài cho các website, trang báo tin tức... Với công việc này bạn có thể làm tại nhà, tự do trong giờ giấc làm việc nhưng mức lương nhuận bút lại rất khá đấy.
3. Hãy học hỏi phong cách chuyên nghiệp khi đi xin việc:
- Khi đã lựa cho cho mình một công việc yêu thích, bước tiếp theo là bạn phải chuẩn bị một CV thể hiện khả năng chuyên môn của mình đối với nhà tuyển dụng.
- Đừng bao giờ nghĩ rằng một công việc làm thêm bán thời gian thì cần gì phải chuẩn bị kỹ càng nhé, một ứng viên không chuyên nghiệp là điều mà nhà tuyển dụng rất ghét đấy.
- Hãy trang bị cho mình một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cơ bản, một CV thể hiện kỹ năng trình độ học vấn chuyên môn của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển, và khi đi phỏng vấn hãy ăn mặc lịch sự gọn gàng đừng bao giờ mang dép lê để đầu xù tóc rối khi đến phỏng vấn bạn nhé.

Với 3 bí quyết tìm việc làm thêm trên đây, hi vọng các bạn sinh viên đã có những thông tin hữu ích trước khi quyết định lựa chọn một công việc làm phù hợp cho bản thân mình nhé. Chúc các bạn luôn thành công trong học tập và làm việc nhé.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Cách viết đơn xin nghi phép thuyết phục nhất

CÁCH VIẾT ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Khi bạn có công việc đột xuất mà muốn nghỉ một thời gian thì bạn cần gửi đơn xin nghỉ phép lên cấp trên để yêu cầu xin nghỉ, tuy nhiên để có một đơn xin nghỉ phép hoàn chỉnh để làm vừa lòng sếp thì đó là điều không dễ dàng, bài viết sau sẽ giới thiệu đến các bạn một số điểm cần lưu ý khi viết một lá đơn nghỉ phép và giới thiệu mẫu đơn xin nghỉ phép để các bạn tham khảo.

– Khi làm đơn bạn cần lưu ý mục đích xin nghỉ phép năm hay là nghỉ phép tháng
– Phải nêu rõ số ngày xin nghỉ phép là bao nhiêu
– Khi nghỉ phép cần bàn giao công việc lại cho người khác để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của công ty
– Cam kết hết thời gian nghỉ phép sẽ đi làm trở lại
– Gửi đơn lên giám đốc và cam kết sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty

Nhưng điều cần lưu ý 
1.   Nếu nghỉ ngắn thì gửi đơn trước 2-3 ngày, còn nếu là một kỳ nghỉ dài thì nên báo trước 5-7 ngày để công ty còn sắp xếp nhân sự làm thay công việc của bạn.
2.   Ghi rõ ràng cụ thể thời gian bắt đầu nghỉ và thời gian đi làm lại.
3.   Hoàn thành nốt những công việc mình đang phụ trách, tránh gây ảnh hưởng tới việc chung của công ty.
4.   Bàn giao công việc cẩn thận cho một ai đó có trách nhiệm.
5.   Để lại số điện thoại liên lạc phòng khi có việc gấp cần gọi.
Trích từ :http://vnexpress.net/

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Hải Phòng phát triển kinh tế có nhiều cơ hội việc làm

Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.


 Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâmdịch vụdu lịchgiáo dụcy tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng còn được gọi là Đất cảng, hay Thành phố cảng.Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự do thương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho thành phố Cảng Hải Phòng. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại VN, hàng loạt các dự án FDI lớn tập trung vào các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm.
Cơ hội việc làm xem việc làm Hải Phòng
Trích từ :http://vnexpress.net/

Bình Dương là nơi có nhiều việc làm hấp dẫn

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13.
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 117 xã, phường, thị trấn
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,... Giải quyêt về vấn đề thất nghiệp và việc làm cho nhiều người
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam
.
Xem thêm việc làm Bình Dương
Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm
Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ
Trích từ :http://vnexpress.net/

Nhiều việc làm hấp dẫn tại Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.Có nhiều cơ hội việc làm 

Đồng Nai là một trong những tỉnh có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học


Đồng nai  có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Về cơ cấu kinh tế, năm 2015 công nghiệp - xây dựng chiếm 61,68%; dịch vụ chiếm 38,17% và nông lâm nghiệp chiếm 0,15%

Tìm việc nhanh với nhiều bản tin tìm việc làm thuộc gần 50 nhóm ngành nghề khác nhau tại Đồng Nai. Thông tin việc làm với mức lương hấp dẫn phù hợp với nhiều trình độ cập nhật 24/7 tại tìm việc làm Đồng Nai
Trích từ :http://vnexpress.net/

Phương pháp viết đơn xin thôi việc













Viết một lá thư thôi việc thế nào?


Bạn luôn tìm hiểu cách viết thư ngỏ việc (cover letter) sao cho ấn tượng và súc tích. Thế nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu mình phải chào tạm biệt nhà tuyển dụng như thế nào cho chuyên nghiệp hay chưa? Thư thôi việc (resignation letter) cũng quan trọng như thư xin việc. Đây được xem như dấu ấn đẹp cuối cùng mà bạn dành cho công việc cũ.
Mỗi người sẽ có một lý do riêng, một cách viết riêng cho thư thôi việc, tuy nhiên một lá thư thôi việc thông thường sẽ bao gồm 3 phần cơ bản mà Careerlink.vn gợi ý sau đây:

Phần 1: Thông báo

Bạn không cần phải dẫn đề một cách rườm rà hay sáng tạo, chỉ cần đề cập đến vị trí bạn muốn từ chức và ngày mà bạn sẽ chính thức . Có thể sếp bạn đã biết lý do vì sao bạn muốn nghỉ việc từ cuộc họp riêng với bạn, nên bạn không cần phải đề cập lý do này trong email. Hãy viết một cách đơn giản nhất có thể.

Tiếng Việt:
Anh/ chị [tên sếp của bạn] thân mến,
Tôi viết đơn xin thôi việc  này để thông báo chính thức rằng tôi sẽ từ chức vị trí [tên vị trí công việc]. Ngày làm việc cuối cùng của tôi sẽ là ngày [ghi ngày/tháng/năm làm việc cuối cùng của bạn – thường là 30 ngày sau khi bạn gửi đơn xin nghỉ].

Phần 2: Cám ơn

Tiếp theo bạn nên dành một lời cảm ơn   đến sếp, công ty và những người đã dành cho bạn cơ hội làm việc, kể ra một vài điều mà bạn đã học được khi làm việc tại đây. Hãy viết một cách chân thành nhất cho dù bạn mong muốn thoát khỏi công việc hiện tại đến thế nào. Hãy nhớ tạo ấn tượng tốt với mọi người ngay cả khi bạn không còn làm việc nữa, vì dù gì bạn cũng cần đến họ cho phần người tham khảo khi tìm đến công việc mới.

Tôi chân thành cảm ơn về [thời gian bạn làm vị trí hiện tại] làm việc tại đây. Tôi đã có khoảng thời gian gắn bó tuyệt vời, hợp tác cùng những đồng nghiệp tốt và được làm những công việc mà tôi yêu thích như [liệt kê một vài đầu mục công việc mà bạn thích], học được những kỹ năng cần thiết như [liệt kê một vài kỹ năng tiêu biểu mà bạn đã luyện được khi làm việc]. Tất cả những điều này rất giá trị và sẽ là hành trang vô giá trên con đường sự nghiệp của tôi.

Phần 3: Bàn giao

Hãy thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc đến tận những ngày cuối cùng. Bạn không cần phải kể ra quá chi tiết là mình sẽ bàn giao những công việc gì, bàn giao cho ai, ngày nào… chỉ cần thể hiện một vài dòng rằng bạn sẽ tập trung tinh thần làm việc đến giây phút cuối và hoàn thành bàn giao công việc suôn sẻ.

Tôi sẽ cố gắng hoàn tất bàn giao công việc và hướng dẫn người mới trong những ngày làm việc cuối cùng. Nếu anh/chị cần tôi hỗ trợ gì thêm, cứ cho tôi biết, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ hết mình.

Nghỉ việc không phải là kết thúc, tôi hy vọng chúng ta vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Trân trọng 
[Tên của bạn]

Lời kết:

Trên đây là gợi ý mẫu cho một lá thư thôi việc căn bản, bạn có thể tự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm của mình hoặc tùy theo văn hóa công ty.

Tất nhiên quá trình để hoàn tất thủ tục nghỉ việc không chỉ có mỗi thư thôi việc này, bạn sẽ có thể phải tham gia nhiều cuộc phỏng vấn thôi việc (exit interview), ký nhiều biên bản liên quan… nhưng với thư đơn xin nghỉ việc này, bạn sẽ gây ấn tượng được với sếp cũ (có thể sẽ là người tham khảo trong tương lai) và đó sẽ là dấu ấn đẹp cuối cùng mà bạn có thể dành cho công việc cũ.
Trích từ :http://vnexpress.net/